(Ban Biên Tập Đặc San PTG 2008)


   Một ngày cuối tháng năm, trời Houston nắng như đổ lửa, chúng tôi đang chuẩn bị những bước cuối cùng để đem Đặc San ra nhà in, tay click vào cái mouse, lật từng trang một trên mẫu design của Microsoft Publisher để xem lại những gì cần sửa đổi , mới thấy lung tung , cần phải sửa lại. Lúc layout thì thấy vừa mắt nhưng bây giờ review lại thấy chữ lệch , hình không ngay , có khi những giòng cuối lại chơi nhảy ra ngoài lề đứng cười , do đó phải chỉnh lại . Software đôi lúc có những cái flaw mà mình không biết nguyên nhân . Chính vì vậy , chúng tôi có ý định đem qua Little Saigon in để vừa rẻ hơn vừa đỡ công vận chuyển , nhưng lại sợ sẽ có nhiều lỗi lầm mà mình không có ở đó để sữa chữa kịp thời , nên đành thôi vậy . Như vậy đó mà khi đem in phải in thử một bản xem có còn chịnh choạng chỗ nào rồi phải sữa chữa một lần cuối cùng mới đem in chính thức. Cho nên với gần 350 trang báo , chắc chắn sẽ có những lỗi chính tả, văn phạm ....mặc dù ban biên tập đã chú ý nhưng cũng không sao tránh khỏi vì đâu phải nhà nghề, rất mong bạn đọc xí xóa cho.

   Kể từ ngày đầu tiên nhận trách nhiệm với Ban Đại Diện sẽ thực hiện tờ Đặc San cho lần hội ngộ thứ tư tại Little Saigon , Ban Biên Tập đã nhận được rất nhiều sự tiếp sức, ủng hộ, khích lệ của các đồng môn Phan Thanh Giản và nhất là Thầy Dũng .(Thầy còn hứa tặng một trái mít cho nhóm IBM trong ngày Picnic , hì ! hì !) . Những đóng góp của các bạn học cùng trường từ bài vỡ , đến tài chánh đã là động lực mạnh , khuyến khích tinh thần cho nhóm IBM để hôm nay trên tay các bạn đang cầm là một tờ Đặc San ghi lại những kỷ niệm , những hình ảnh sẽ gợi chúng ta nhớ về một chặng đường đã đi qua : thuở làm học trò Phan Thanh Giản . Rất cám ơn các bạn đã đưa mái trường đã mất tên từ 33 năm qua lên những trang sách , làm sống lại những hình ảnh tưởng như đã nhạt nhòa trong chuỗi thời gian dài của đời sống ly hương . Chúng tôi rất vui vì tờ Đặc san đã đi đúng với trọng tâm của nó , với chủ đề đã đưa ra : Trường cũ , Dáng xưa . Trải dài gần 350 trang chúng ta thấy thấp thoáng đâu đây là những tấm hình của một thuở áo trắng học trò dù đã vàng úa theo thời gian , đâu đó là những gợi nhớ về hàng phượng vĩ trên đường Lê Lợi rực rỡ nắng hè , là hình ảnh những chiếc lá bàng lả tả rơi rụng trên sân trường cũ kỷ rêu phong . ... hay những ly sirô pha màu vàng , đỏ rẻ tiền thích hợp với các cô câu học trò ở quán nước Bà Bu góc đường Quang Trung - Duy Tân trong những ngày hạ oi nồng của một thời Đà Nẳng cũng được nhắc đến với nhiều vương vấn .

   Nhóm biên tập xin cám ơn tất cả , cám ơn những tấm lòng hướng về trường lớp . Từ nước Pháp xa xôi vạn dặm , từ những ngày đầu khai sinh tờ báo , chúng tôi đã gởi thư nhờ chị Khánh Thọ vẽ dùm hình bià cho tờ báo . Lập tức với sự nhiệt thành sẵn có , chị đã đồng ý ngay và còn cho thêm rất nhiều tranh phụ đề khác tha hồ mà lựa . Đúng là buy one get cả mớ free . Ngoài ra chị còn cho quyền đặt tên cho những đứa con tinh thần của chị nữa , để làm phụ bản . Cám ơn tấm lòng vàng của chị Khánh Thọ thật nhiều .Sau đó là những bài viết của anh Võ Kim Dung ở Seattle, anh còn gọi điện thoại để trao đổi một vài kinh nghiệm làm báo . Rôì anh Mộc Thiêng với những bài thơ tình ướt át lại cộng thêm nhạc cho càng thêm du dương , đưa nhóm chúng tôi vào giấc điệp thì ai thức làm báo đây hở ông anh đến từ xứ Omaha (Ồ má hả ) . Từ quê nhà Panliuan vượt trùng dương qua đường Internet đến . Từ Đà Nẵng Kim Vân đã xử dụng đủ mọi phương tiện để gởi bài qua , khi thì qua Email, khi thì viết tay nhờ ông rùa bưu điện chuyển , khi thì nhờ ngưòi cầm tay qua . Rất nồng nhiệt ! Cảm ơn Kim Vân về những thiện chí của cô bạn gái tóc dài ngày nào chậm rãi đến trường với hai bím tóc làm duyên đong đưa lững thững trên đường Lê Thánh Tôn . Bài viết của chị là đầy ắp những kỷ niệm , những sinh hoạt của một đoạn đường Phan Thanh Giản tại Việt Nam . Ở đó Kim Vân đã làm chúng ta gần gũi lại với hình bóng của bạn bè, của thầy cô, từ Thầy Văn , Thầy Đức , Thầy Thông, Thầy Tuyên, Cô Tuyết Anh .... Tiếp theo là một chùm thơ lãng mạn của anh Nguyễn Phi Hoàn gởi về từ xứ lạnh tình nồng Canada. Từ Houston có Chim Biển vẫn là những vần thơ ray rứt yêu thương của một thời làm hải âu bay lượn trên vòm trời quá khứ . Và tại sân bóng Fairbank có Tô Lâm dạt dào kỷ niệm với qủa bóng tròn lăn từ qúa khứ đến hiện tại . Từ chiếc giường dưỡng bệnh ở Cali anh Đỗ Xuân Qúy đã gởi gắm những chuổi ngày đáng nhớ gặp lại bạn bè xưa qua câu chuyện “ Hắn” dạt dào tình cảm ..... Và còn nhiều , còn nhiều nữa những khuôn mặt thân thương đã trãi rộng tâm tình của mình đóng góp cho Đặc San thêm phong phú như bạn đang thấy đó . Những ngày cuối gần khóa sổ, chúng tôi lại nhận được rất nhiều bài thơ đến muộn từ quê nhà , các chị này con gái yểu điểu thục nữ nên đi hơi chậm, nhưng không sao bài về tới nơi là qúy lắm rồi . Đó là các chị Nguyễn Thu Sương , Tôn Nữ Ngọc Sương , rôi Nguyệt ở tận Nam Ô . Thơ đến muộn nên vẫn còn mang đầy hơi hướm quê nhà với tình tự quê hương và nổi nhớ trường xưa bạn cũ . Chậm chạp nhất là anh chàng IBM của chúng tôi , anh Ngô Văn Dũng đã tìm lại được bài viết cũ đã được đăng trong tờ báo NGỠ NGÀNG của lớp chúng tôi làm năm học lớp 11 ( 1973 ), bạn còn chua thêm một câu : thơ còn nguyên mùi IBM đó , chúng tôi đùa : chứ không phải mùi xì dầu hả ? ( do Dũng có biệt danh Dũng xì dầu )

   Làm báo nỗi lo sợ hàng đầu là bài viết bởi có gạo mới nấu thành cơm , do đó chúng tôi đã gọi điện thoại, gởi email , nhắn người này nhắc người kia , năn nỉ cũng có mà hăm doạ cũng có , giống như nhà thơ Hoàng Lộc đã có làm thơ hăm doạ sẽ đưa người yêu ra toà vì tội cho anh ta leo cây . Và thật không thể nào ngờ , bài vỡ đã tới tấp gởi về , các anh chị đã tiếp thêm năng lượng để chúng tôi mạnh dạn tiến bước . Chúng tôi rất mừng là 95% bài viết là của các cưụ Giáo Sư và Học Sinh Phan Thanh Giản viết . Điều này cho thấy tiềm lực thầy trò PTG vẫn có khả năng nhiều về mọi mặt . Nói đến đây , chúng tôi cũng không quên cám ơn nhà văn Nguyễn Qúy Đại từ nước Đức đã vượt bức tường Bá Linh để gởi cho chúng tôi hai bài viết có gía trị . Nhà thơ Phạm Hồng Ân từ San Diego , nghe PTG ra Đặc San đã hăng hái đóng góp câu chuyện tình của người bạn Phố Hội và một chùm thơ . Và cô Phan Mộng Hoàn giáo sư Phan Chu Trinh đã “Đi ngang qua trường Phan Thanh Giản, lan man nhớ về Đà Nẵng” đưa chúng ta về những hình ảnh của thành phố thân yêu . Anh bạn thơ Vu Gia đã tặng cho nhóm IBM những đoạn thơ tình thơm nồng nàn mùi áo trắng học trò . Và chúng tôi cũng xin lỗi một số bạn đã bị từ chối không đưa lên Đặc San một số bài vỡ hoặc đã có trên webpage , hoặc là không thích hợp về nội dung và chủ đề của tờ báo ... một lần nữa rất tiếc và thành thật xin lỗi . Chúng tôi cũng rất lấy làm tiếc là một số bạn thường xuyên góp mặt trên ptgdn.com nhưng lại ngại ngùng không đóng góp bài vỡ cho Đặc san 2008 . Ban Biên Tập rất lấy làm tiếc và mong rằng những tờ đặc san tới sẽ được đón nhận những bài viết đóng góp của các bạn để vườn hoa nghệ thuật của Phan Thanh Giản khởi sắc , tỏa ngát hương hoa .

   Có thực mới vực được đạo , tờ báo ra đời được cũng là nhờ sự đóng góp tài chánh của các bạn. Lúc đầu chúng tôi đã được cho biết là làm gì thì làm không được đụng đến tiền quỹ của hội . Cũng rất là lo , nhưng tin vào sự hào phóng của học trò Phan Thanh Giản nên chúng tôi bắt đầu vận động và rồi cuối cùng cũng được sự tiếp tay hổ trợ nên số tiền đã gần gần đụng mép với số chi . Thành thật cám ơn các bạn mà danh sách đã được nêu trong những trang đầu của tờ Đặc San ... Đặc biệt là nhóm người đẹp IBM đã ủng hộ mạnh mẽ trong đó có cơ sở thương mại của Lữ Kim Liên Realtor tại San Jose , Nhà Hàng SaiGon Bistro của người đẹp Thiếu Lan từ vùng tuyết phủ Canada , rồi Thanh Hương từ vùng rừng núi Seattle , Kim Cúc từ miền tuyết lạnh Nauy , rôì Thu Mính.... Nhóm 69 thì có cơm Tấm Trần Qúy Cáp của Nguyễn Thanh Tiến , báo SàiGòn Time của nữ sĩ Ái Cầm.... Đặc biệt là tiệm vàng Kim Châu tại Houston , tuy không là học sinh Phan Thanh Giản nhưng chị vẫn là một người bảo trợ chính cho đặc san này . Chị còn đóng góp bài vỡ .Một lần nữa cám ơn chị Kim Châu rất nhiều . Các bạn Phan Thanh Giản nếu có đi du lịch các thành phố nêu trên hay ở tại đó nhớ ghé thăm , ủng hộ và giới thiệu bạn bè chiếu cố đến những cơ sở thương mại này để như một lời cám ơn . Và cũng không quên cám ơn người giữ tiền Nguyễn Thanh Nhạn rất bận rộn trong công tác chi thu…

   Đặc san là một tờ báo ghi lại những sinh hoạt , những kỷ niệm của một đoạn đường nào đó đã đi qua, nó phải khác một cuốn sách toàn là chữ từ đầu đến cuối , cho nên chúng tôi cố gắng sưu tầm hình ảnh kèm theo bài viết . Thứ nhất làm nổi bật những hoạt động, thứ hai là để người đọc bớt chán . Đây là một đoạn đường rất gian nan cuả ban biên tập . Tuyệt đại đa số các bạn gởi bài về không đính kèm hình ảnh, chỉ có hiếm hoi vài bạn, do đó hàng đêm chúng tôi phải search từ trang nhà PTG đến các website khác để tìm những hình ảnh thích hợp cho bài viết của bạn mình . Rồi phải đọc tới , đọc lui coi thử đúng nội dung , có phù hợp hay không rồi mới bỏ vào. This is time consuming, rất tốn thời gian . Đôi lúc hình ảnh tìm ra rồi , đã save , đến lúc cần hắn lại trốn , lại phải đăng báo tìm trẻ lạc mất thời gian. Với hơn 200 tấm hình được lựa chọn, tìm tòi cho hợp với nội dung của từng đoạn văn , từng bài viết, chắc chắn sẽ có một số không phù hợp hoàn toàn nhưng đó cũng đã là một sự cố gắng bền bỉ của ban biên tập . Những hình ảnh cũ của một thời PTG chúng tôi đã sử dụng rất tận tình để đưa vào những bài viết về trường lớp . Đôi lúc phải cắt xén, edit bằng đủ mọi góc cạnh để cover rất nhiều bài viết về học trò, một thời áo trắng ... Chúng ta đều biết rằng ngày xưa đâu có camera mà chụp hình cho nhiều nên những hình ảnh xưa rất có giá trị, rất thích hợp với hướng đi của đặc san cho dù những hình ảnh đó sẽ không đẹp như những tấm hình tối tân thời bây giờ . Cùng với ý niệm đó thành phố Đà Nẵng được thấy dưới những cái nhìn thời trước 75, các bạn sẽ thấy những con đường im vắng , sẽ thấy càphê Thông Tin mà một thời chúng ta ngôì khiêm nhường nhỏ hẹp. Khu chợ Hàn rác rến nhỏ nhoi, cổng chợ Cồn cũ kỷ rêu phong hay cầu Trịnh Minh Thế đìu hiu gãy nhịp trong chiến tranh. Bạn sẽ không thấy cây cầu hiện đại của Đà Nẵng trong đặc san này cho dù những hình ảnh đó đầy dẫy trên internet. Và đó là cái ý hướng của bạn biên tập muốn đưa các bạn nhìn về một thời xa xưa của Đà Nẵng dấu yêu.

    Cái khó nghĩ nữa là vấn đề sắp xếp bài vỡ, ai trước, ai sau ? làm sao cho thích hợp ? Trông có vẻ bình thường nhưng không khéo lại bị trách mắng , than phiền , bài tôi sao lại nhét vào cuối ....vấn đề đơn giản nhưng cũng là vấn đề !!! Sắp xếp bài viết chúng tôi không có một đầu óc kỳ thị nào hết , bởi lẽ đa phần chúng tôi không biết bạn là ai ? Do đó nếu như bài bạn được hân hạnh nằm vào những trang cuối làm ơn đừng nghĩ ngợi gì nghe . Lúc đầu chúng tôi dự định bài nào nói về trường lớp thì cho vàonhững trang đầu , nhưng rôì thật bất ngờ đại đa số bài viết là nhắc về trường lớp , bạn bè ... Và bài của bạn dù nằm ở phần nào cũng là nằm trong lòng tờ báo và sẽ được chiếu cố và nghiền ngẫm của người đọc. . Cũng trong vấn đề lựa chọn hình ảnh này , tình cờ chúng tôi tìm ra được một điều thú vị là các cô học trò Phan Thanh Giản quá đẹp , thành ra chúng tôi quyết định chọn một tấm hình cho là đẹp nhất trong mỗi kỳ đại hội để đưa vào trang lớn trong đặc san. Sự lựa chọn này là hoàn toàn vô tư vì cho đến bây giờ chúng tôi cũng chưa biết những người đẹp đó là ai ? học lớp nào ? và ở đâu ? Cho nên người đẹp nào thấy hình mình giống như một poster thì cũng nên ủng hộ cho đặc san cho nhiều nhiều nghe các bạn.

    Và thêm một điều băn khoăn nữa là vấn đề in ấn, chúng tôi vẫn tin tưởng rằng người bạn có nhà in vẫn thường in cho chúng tôi sẽ như mọi lần sẽ dễ giải trong vấn đề in ấn nên rất yên tâm, nhưng khi ĐS sắp xong liên lạc lại với anh thì mới được biết là anh đã out of business. Lại là một vất vã nữa. Đa số các nhà in tại Houston đều từ chối vì chúng ta đặc in quá ít họ không có lời, họ chỉ chịu in với số lượng 500 cuốn trở lên và nếu in ít hơn thì chúng ta phải chịu một giá thật đắc mà đa số kêu gía dến 14 hoặc 15 đô la một cuốn, một cái gía mà chúng ta không thể nào handle nỗi. Nhưng rồi buồn ngũ lại gặp chiếu manh, một nhà in chịu in với gía 10 đô một cuốn kể cả thuế nhưng với điều kiện là không thể làm gấp được, phải trên 1 tháng mới lấy báo và tất cả các files phải được chuyển qua .pdf và từ .pdf phải convert qua Adobe Indesign. Lại phải đi tìm software, học cách xữ dụng, tốn thêm một tuần nữa để chuyển đổi files như nhà in yêu cầu. Trước đó chúng tôi cũng đã liên lạc với Cnncopy bên Little Saigon gía cả có rẻ hơn một chút so với Houston nhưng sound có vẽ không đáng tin cậy mấy, chúng tôi cũng đã liên lạc với nhà in Hương Quê bên San Jose nhưng cũng bị từ chối vì in quá ít và được cho biết là vấn đề in ấn được thực hiện bên Đài Loan nên phải mất vài tháng mới xong…Thêm một yêu tố nữa là sau khi dò hỏi thì được biết là tờ Kỷ Yếu Liên Trường năm ngoái in ở San Jose giá thành là 7 đô la với 260 trang trong khi chúng ta 10 đô với 350 trang thì vẫn coi như giá cả tương đương không mắt lắm đâu… Nhưng dù có khó khăn, Đặc San vẫn đến tay các bạn với giá rất văn nghệ là 5 đô la một cuốn, đó cũng là nhờ các bạn đã yễm trợ tài chánh như đã nêu trên. Số tiền còn dư sẽ sung vào quỷ tương trợ thầy cô và các bạn bè khó khăn ở quê nhà.

    …. Và bây giờ mời các bạn đi tiếp , lật các trang kế các bạn sẽ đi vào những trang sinh hoạt cuả trường Phan Thanh Giản Đà Nẵng qua các lần hội ngộ, những bài viết này được rút ra từ website ptgdn.com như là những tài liệu cho các bạn không có điều kiện lên internet , nhất là các bạn ở quê nhà có điều kiện thấy được những hoạt động này. Một lần nữa thành thật cám ơn tất cả các thầy cô và các bạn đã ủng hộ, đã mua, đã đọc đặc san và cũng mong là nó sẽ được gìn giữ trên tủ sách của gia đình các bạn.

Ban Biên Tập