ĐINH LÂM THANH

 TÁC PHẨM & CON NGƯỜI

 

 

    ISBN : 978-1-60461-141-0

Đổi Đời


Truyện Dài, sách dày 368 trang. Nam Việt (Cali, USA( xuất bản, Tự Lực (Cali, USA) phát hành tháng 9.2007

Sau 30.04.1975 Việt Nam chấm dứt chiến tranh, dù thống nhất đất nước, nhưng nhiều người từ miền Nam đã bỏ quê hương ra đi bằng nhiều phương tiện khác nhau, vượt biển, vượt núi rừng để trốn chạy chế độ Cộng sản. Ra đi là chấp nhận đánh đổi sự tự do bằng sinh mạng của chính mình và hàng vạn người đã bỏ thay trên biển cả vì giông bảo hoặc hải tặc Thái Lan v v...Người Việt tị nạn chúng ta được các Quốc gia tự do mở rộng bàn tay nhân ái đón nhận, sau thời gian an cư lạc nghiệp, Cộng đồng người Việt đã lưu tâm đến vấn đề bảo tồn văn hoá bản sắc dân tộc, phát triển văn học, âm nhạc nghệ thuật mà phần lớn tác phẩm đều viết về quê hương, nỗi nhớ và niềm đau …

Nhân mùa quốc hận, đang hồi tưởng lại biến cố lịch sử 33 năm về trước thì một người bạn từ California gởi tặng tôi truyện dài Đổi Đời, là tác phẩm thứ 5 của nhà văn Đinh Lâm Thanh do Việt Nam ở California xuất bản. Sách trình bày trang nhã, gồm 10 chương, dài 354 trang, phát hành cuối năm 2007. « Đổi Đời » đã phản ảnh một cách trung thực và sâu sắc hoàn cảnh chúng ta đã phải rời bỏ quê hương. Cuộc sống của dân miền Nam bỗng nhiên từ người xuống thành chó và loài khỉ trở lên làm người. Đời sống xã hội đã hoàn toàn thay đổi, từ âm nhạc, văn học đều có một khuynh hướng hoàn toàn xa lạ …!!

Tác giả đã đưa đời sống ngoài đời vào truyện có tính cách hư cấu, nhưng mới mẽ với lối hành văn nhẹ nhàng, không khách sáo ước lệ. Tác phẩm Đổi Đời đã chuyên chở đầy ắp những sự thật, đời sống trong 33 năm thay đổi từ « thời bao cấp » cho đến « đổi mới » là thời kỳ nhà cầm quyền Việt Nam mở cửa tiếp xúc với các nước Tây phương tự do dân chủ. Con cái cán bộ CSVN ồ ạt ra nước du học đồng thời người Việt tị nạn được phép về thăm quê hương. Vừa đặt chân trên vùng đất mẹ đã gặp những thực tế phủ phàng, bên ngoài trông hào nhoáng nhưng những ai còn nặng tình với quê hương dân tộc thì trong lòng không khỏi bùi ngùi khi bắt gặp đa số người dân sống đời lam lũ, có miệng ăn nhưng không có miệng nói. Trẻ con thất học vì không có phương tiện đến trường. Con gái lấy chồng ngoại quốc ước mơ một cuộc đổi đời, nhưng thật buồn thay, họ ra đi không gì hơn ngoài việc làm nô lệ tình dục cho ông già nước ngoài vừa lớn tuổi vừa điên khùng bệnh hoạn. Một điều đau lòng cho dân tộc Việt Nam là khi các quốc gia trên thế giới xuất cảng hàng hóa thì nhà cầm qưyền xuất cảng lao động, đẩy thành phần ưu tú ra các nước láng giềng làm thuê rồi phủi tay vô trách nhiệm khi công dân của mình bị bóc lột, đánh đập như thời kỳ nộ lệ hàng trăm năm về trước !!

Đọc tác phẩm Đổi Đời, chúng ta hình dung được xã hội, đời sống của con người dưới XHCNVN.  Nhà văn Đinh Lân Thanh xuất thân ngành Luật tại Sài gòn, định cư ở Pháp, ông đã học thêm ngành kinh tế chính trị và làm việc cho đến lúc hưu trí. Tuổi đời đã ngoài « thất thập cổ lai hy », nhưng ông dành thời gian còn lại để viết văn, làm thơ viết báo đóng góp với đời để lại những tác phẩm văn chương giá trị cho gia tài văn hóa hải ngoại.. Độc giả hoan nghênh đón nhận lối hành văn dí dỏm nhưng tiềm ẩn trong đó những giọt nước mắt đau thương mà những ai thường trăn trở trước thời cuộc đều dễ dàng cảm thông với tác giả. Đó là giá trị của một tác phẩm mà tác giả đã đắn đo, suy tư rồi dùng ngòi viết đưa vấn đề sống thực ngoài đời vào trong những trang sách. 

Những tác phẩm của nhà văn Đinh Lâm Thanh ra đời đã được nhiều nhà văn, nhà thơ lớn nổi tiếng viết lời bạt cũng như giới thiệu khắp nơi trên thế giới. Tôi không dám « múa rìu qua mắt thợ » viết ra những ý nghĩ của mình, nhưng khi đọc những tác phẩm của nhà văn Đinh Lâm Thanh tôi đã sống lại « một thời dễ thương và dễ ghét », không phải đốt lên ngọn lửa hận thù mà muốn ghi lại một vài cảm nghĩ để lại cho người viết với tấm lòng chân thành của tôi... Tác giả đã được nhiều người quý mến lối hành văn thuộc loại tiểu thuyết xã hội, đề cập nhiều lãnh vực, am tường cặn kẻ về các đối tượng, sâu sắc về các vấn đề mang tính cách lịch sử được trình bày dưới nghệ thuật viết văn. Văn tài và nhân cách của nhà văn Đinh Lâm Thanh rất được độc giả trân trọng. Ông đã đóng góp vào lâu đài văn hóa Việt Nam hải ngoại những tác phẩm quý báu. Dù cố gắng khách quan để nhận xét những tác phẩm đã phát hành, nhưng theo ý tôi, cũng khó tránh được những bất đồng chính kiến về chính trị xã hội của một số ít độc giả trong cũng  như ngoài nước khi họ nhìn thấy chân dung của mình được tác giả vạch trần ra trong mấy trăm trang sách của ông. 

Nguyễn Quý Đại, (Munich, Đức Quốc). Đọc Đổi Đời

***

Biến cố 30.4.1975 là một đại họa do Trời đổ xuống. Hai triệu cướp núi từ khố rách áo ôm, chỉ một đêm, đã trở thành những tên tỷ phú đỏ. Loài thú đội xác người nầy thừa thắng xông lên dùng súng đạn để ‘đổi đời’ dân Miền Nam bằng những trò xảo thuật, biến hàng triệu gia đình từ Người xuống Chó, rồi đày họ lên rừng sâu nước độc hay phủi tay đẩy ra tận biển Đông.

Người viết căn cứ vào những sự kiện thật để dựng thành truyện, kể cuộc đời phiêu bạt của một con chó từ Đông sang Tây, trải qua dưới nhiều gia đình mà chủ nhà ít ra đã hơn một lần biến đổi theo thăng trầm của thời cuộc. Để từ đó, nó sẽ gởi đến độc giả trên ba trăm năm mươi trang giấy những vui buồn dưới bảy gia đình của những người ‘được’ và ‘bị’ đổi đời sau ngày trời sập tại Miền Nam. Chương cuối cùng của Đổi Đời là một phiên tòa đại hình do Diêm Vương triệu tập dưới âm phủ. Bao Công từ thiên đình xuống ngồi ghế chánh án để xử những kẻ đã gây tội ác cho nhân dân Việt Nam cùng tên Việt Kiều già mất nết, phản bội Cộng Đồng, quay trở lại bưng bô đổ tiểu cho kẻ thù.  Các nhân chứng được triệu đến gồm có : Tổng Thống Mỹ, Ông Cố Đạo, Đại sứ tại Hoa Kỳ, Vợ Cu Cao Kỳ, Phạm Dâm, Trần Truồng (từ dương thế). Già Hồ, Âm Quỳnh Bông…(từ địa ngục).

Trích ‘Thay Lời Tựa’ của tác giả.

 

Vài giòng về Đinh Lâm Thanh :

 

Đinh Lâm Thanh sinh năm 1939 tại thành phố Huế. Thuở thiếu thời học các trường Việt-Hương, Pellerin và Providence. Từ năm 1956 theo chương trình đệ nhị cấp tại Lê Quý Đôn và Võ Tánh Nha Trang.
* Năm 1965 tốt nghiệp đại học Saigòn, trở về thành phố biển dạy tại trường Kim Yến và La San Bá Ninh.
* Năm 1967 trình diện nhập ngũ khóa 24 SQTB Thủ Đức. Sau 1975 đi tù Cộng sản trên ba năm.
* Cuối năm 1979 vừa ra tù đã vượt biên bằng thuyền đến MãLai và sau đó định cư tại Pháp. Tiếp tục học Kinh Tế & Chính Trị và làm việc trong một tập đoàn thương mãi Pháp-Mỹ.
* Năm 1991 mở công ty cổ phần, làm việc với các lục địa.
* Trở lại cầm bút sau khi nghỉ việc về hưu.

 

Tác phẩm sẽ phát hành nay mai :

- Một Đời Xót Xa, sách dày 450 trang, tham luận chính trị, do Nam Việt Xuất Bản (Cali, USA) và Tự Lực (Cali, USA) phát hành vào tháng 6/2008

- Tình Đầu Tình Cuối : Tuyển tập truyện, sách dày 350 trang, do Nam Việt Xuất bản (Cali, USA) và Tự Lực (Cali, USA) phát hành vào cuối năm 2008.

Thư từ liên lạc qua, mua sách qua địa chỉ Email :  dinhlamthanh@hotmail.com 

Bến Nước Đục

 

                 
        
                   ISBN  978-1-4243-3101-7.

Tuyển tập gồm 9 truyện trung, sách dày 328 trang, tác giả xuất bản tại Cali, USA. Tự Lực (Cali, USA) phát hành  tháng 09.2005.
        
 Đọc truyện của nhà văn Đinh lâm Thanh thấy rõ nét, một thông điệp gửi đi là mong muốn cuối cùng một điều tốt điều thiện phải được thể hiện nơi con người. Sự xấu chỉ là điều bất đắc dĩ. Ông có tham vọng đặt để lại một số trật tự luân lý, thang bực giá trị của đời sống bao giờ cũng chủ đích hướng thiện. Thế giới trong truyện cho dù có sa đà tụt dốc thì ở cuối đường cũng ló dạng những mẫu người mà ta tạm gọi là * Những mô hình thuyết phục*, xem như điển hình và là tiêu chí cho cuộc sống xã hội. Những mẫu người như thế có thể lôi kéo, hạn chế được những lệch lạc trong các chuẩn mực luân lý cá nhân cũng như gia đình và nhờ đó những người chung quanh hay liên hệ máu mủ có cơ may sống làm người 
lương thiện.

Nếu nói về đề tài dựng truyện, nhà văn Đinh lâm Thanh thường xử dụng những đề tài quen thuộc, rút ra từ cuộc sống như di tản, đời quân ngũ, xã hội sau 1975, đi tù cải tạo đến cuộc sống nơi xứ người…Đấy là những nguyên liệu ròng nhưng lại khá quen thuộc. Cái khó mà nhà văn Đinh lâm Thanh đã làm, là làm sao tránh được cái dễ dàng, tầm thường, cái đã được nhiều người nói tới, đã bị soi mòn bắt đầu nhàm chán. Phải viết và phải nói như thế nào như thể lần đầu, gây được ngạc nhiên, thích thú và hấp dẫn. Vì sự tầm thường không phải là nghệ thuật. Đó là thử thách lớn đối với nhà văn bây giờ và những tác phẩm trong tương lai sẽ được xuất bản.

Nguyễn Văn Lục, (Montréal, Canada ) Trích trong bài viết : Đọc Bến Nước Đục

***
Đinh Lâm Thanh đã dùng ngòi bút để mô tả lại những hoạt cảnh xã hội hôm nay và sự  thật lần lượt được phơi bày trên những trang sách của ông. Phải chăng vũ khí bây giờ của Đinh Lâm Thanh là ngòi bút, khi người lính đã buông súng nửa đường tức tưởi. Ông không bình luận, kê kích hay lên án. Những bức tranh xã hội ở quê nhà do ông vẽ nên hoàn toàn sinh động và tự nó đã nói tới nguyên nhân. Đó là nhân dân chấp nhận những lầm than tủi nhục để đổi lấy những danh từ mô tả những điều không có thực.

Người lính năm xưa giờ đây tóc đã pha sương, nhưng tấm lòng trăn trở với quê nhà vẫn còn đó. Trong văn chương, Đinh Lâm Thanh còn nhiều phong độ, dài hơi và còn nhiều điều chưa nói hết. Chúng ta hy vọng sẽ còn nhiều tác phẩm của nhà văn Đinh Lâm Thanh đang hoàn tất và ra mắt bạn đọc trong những ngày tháng tới

Người lính Đinh Lâm Thanh đã buông súng ba mươi năm về trước, nhưng cuộc chiến đấu của ông vẫn còn tiếp diễn.

Huy Phương, (California, USA) Trích trong bài viết : Đinh Lâm Thanh và tấm lòng của một người lính. Xuân 2006.

*****

Mỗi cốt truyện là một công trình mô tả những dữ kiện mắt thấy tai nghe, những kiếp đời tưởng chừng sẽ không còn ‘oan nghiệt’ lẫn ‘oan cừu‘ sau ngày chấm dứt chiến tranh. Tưởng đã quên hoặc mong rằng hãy quên đi nhưng không hiểu sao vẫn còn nhớ, nhớ đến ngày tắt thở. Nhớ cái gì ? Nhớ ai ? Nhớ ‘Pho tượng lính buồn se bụi đường’ (Du Tử Lê). Hay nhớ ‘Nghĩa trang xưa, quê hương bạn bè’ để ‘tảo mộ’ một đất nước chỉ lo xây cất trại tù, nghĩa trang nhiều hơn trường học, và thăm lại những vùng kỷ niệm còn trong ký ức : ‘Suối vàng sâu thẳm biết là ai. Mả cũ không ai kẻ đoái hoài. Trải bao ngày tháng trơ trơ đó. Mưa dầu, nắng giải trăng mờ soi’ (Tản Đà). Một quyển sách nên đọc, cần đọc, không hẳn để nhìn lại một quá khứ bầm dập lịch sử, nhưng để biết mình và biết thân phận của quê hương nhiều hơn, biết luôn cả ‘nẻo về tương lai‘ của con cháu mình sau nầy.

Trần trung Quân, (Paris) trích trong Effet Paris tháng 02/2006.

 

Quê Hương, Tình Yêu, và Thân Phận

          

 

Thơ tập I, tác giả xuất bản tại Cali (Hoa Kỳ) tháng 9.2005, dành riêng cho thân hữu bạn bè…

Tập thơ mỏng nằm gọn trong tay, nhẹ nhàng, xinh xắn, dễ thương. Theo thói quen, chúng tôi lướt qua hình bìa trước rồi bìa sau. Bìa trước in hai màu đỏ và đen trên nền giấy trắng tinh nổi lên ba nụ hồng đỏ thắm rực rỡ bên cạnh tựa sách “Quê Hương, Tình Yêu, và Thân Phận“ cùng màu với hoa hồng, nét chữ  nghiêm trang, đằm thắm. Chúng tôi có cảm tưởng như nhan đề sách đã nói lên gần đầy đủ nội dung trong đó tác giả muốn gởi gắm tâm sự của mình. Hình bìa sau in chân dung tác giả. Tuy mái tóc đã nhuốm màu phong sương, nhưng trông ông còn rất phong độ, cái phong độ chững chạc của tuổi 50, tiếp theo là phần giới thiệu những tác phẩm thơ, văn mà ông đã và sắp xuất bản nhờ đó chúng tôi mới biết không những ông làm thơ mà còn viết văn nữa.

Sau khi đọc qua tập thơ “nhỏ bé dễ thương” nầy, chúng tôi muốn viết đôi dòng cảm nghĩ để kỷ niệm với ông, một người bạn văn nghệ mới quen ở bên kia bờ Đại Dương. Như tựa sách đã cho thấy, tác giả đã phô diễn trọn vẹn cõi lòng mình qua đau buồn cho thân thận, qua thương xót cho quê hương, qua nỗi thất vọng còn lưu lại từ những mối tình đổ vỡ, qua niềm thương nhớ mẹ già ngàn trùng xa cách. Tập thơ (Tập I) gồm 16 bài dàn trải trên 40 trang giấy, tuy không dày nhưng cũng đủ để mô tả tâm trạng của một con người phải bỏ xứ ra đi trong cảnh nước mất nhà tan với bao hệ lụy bi đát.

Ngày tác giả xuống thuyền ra khơi tạ từ tất cả những gì yêu quý nhất để đi tìm Tự Do, ông đã mang theo hình bóng quê hương, mẹ già, em gái, cũng như vẫn ôm ấp mãi trong lòng giấc mơ một ngày trở về trong vinh quang của đất nước. Nhưng rồi thời gian trôi qua với bao mùa lá rụng mà giấc mơ vẫn chưa thành sự thật. Giấc mơ của ông là gì ? Phải chăng là sự đổi thay của đất nước, ông mong được nhìn thấy quê hương phồn thịnh, dân chúng được ấm no, tự do và hạnh phúc. Ông xót xa thất vọng bởi đầu đã bạc mà giấc mộng chưa thành. Không nén được nỗi đau, ông phải thét lên, “Mùa Thu Ơi, Xin Hãy Dừng Lại “ (trang 37) để kết thúc bức thông điệp ông muốn gởi về cho quê hương, cho mẹ già, cho em gái, và cho chính bản thân mình.

Tác giả Đinh Lâm Thanh đã bày tỏ rất chân tình cái nỗi lòng xuất phát từ trái tim nóng bỏng của ông. Ông sử dụng lời thơ dung dị trong sáng để bộc bạch tâm sự với độc giả khiến độc giả dễ dàng cảm thông với ông.

Như Hoa Lê Quang Sinh (Texas, USA) – Trích trong bài viết : Theo chân Đinh Lâm Thanh trên đường về Quê Hương, qua ngõ Tình Yêu để cảm thông với Thân Phận- Dallas, Mùa Xuân 2006.

TÌNH MUA CUỐI CHỢ

             
          
                  ISBN 978-1-4243-3100-0  

Tuyển tập gồm 10 truyện trung, Nam Việt, (Cali, USA) xuất bản, Tự Lực (Cali, USA) phát hành tháng 4.2006. Sách dày 450 trang.
            
Bằng những dòng văn trong sáng đầy truyền cảm, Đinh Lâm Thanh đã đưa độc giả vào những tình tự dân tộc, những thăng trầm của kiếp người qua những biền đổi tang thương, ngậm ngùi… Tuy chất liệu trong các chủ đề Tình Yêu, Quê Hương và Thân Phận trong văn học hiện đại không phải là những thể tài, luận đề mới mẻ gì, nhưng qua TÌNH MUA CUỐI CHỢ người đọc dễ dàng nhận ra rằng những ý niệm đó đã được tác giả dụng tâm gạn lọc ngôn từ, hình ảnh qua một lăng kính tinh vi, sâu lắng, mang tính chất thuyết phục và vì thế những cốt chuyện, câu chuyện của ĐLT trở nên lối cuốn, truyền cảm hơn.

              Nếu nói theo Edward Gibbon thì chính tác giả là người đã biết khéo léo đào sâu, phân tích toàn bộ các dữ kiện trước khi trang trải trên trang giấy. ĐLT là người tị nạn, đã sống và đã hội nhập lâu năm với xã hội, văn hoá Tây Phương nên chắc hẳn phần nào chịu ảnh hưởng thái độ hồi hướng, hành hương để tìm cảm hứng của các văn sĩ Pháp như Maurice Barrès, Charles Maurras... Cho nên bối cảnh chính của 8 trong 10 truyện trong TMCC là những việc đã xảy ra trên đất nước VN cũ của anh - sau khi nơi này đã hoàn toàn rơi vào tay của tập đoàn CS. Tác giả đã tìm về cội nguồn để lắng nghe, truy tầm chất liệu sống cho tác phẩm. Anh đã hài hòa hiện thực và hư cấu để sáng tạo nên hình ảnh sống động của một xã hội mới biến thái, đầy bất công, xô bồ, dối trá cùng với sự nặng tình, nặng lòng của những người “ngã ngựa” chấp nhận sống chết với quê hương trong thua thiệt, đắng cay.

Phan Bá Thụy Dương  (Cali, USA) Trích trong bài viết : Đọc Tình Mua Cuối Chợ

*****    

Cũng như tác phẩm ‘Bến Nước Đục‘, ‘Tình Mua Cuối Chợ‘ là bức tranh vẽ cái xã hội nhiễu thương, loạn lạc đầy sự xảo trá bất nhân giữa con người với con người, xã hội mà mãnh lực đồng tiền được đề cao hơn đạo lý. Ở đó nhân tính bị thui chột, tình người đảo điên. Đinh Lâm Thanh có ưu điểm của một người từng trải với tuổi đời và những gì ông đã sống qua trong chiến tranh, tù đày và lưu lạc, tạo cho tác phẩm của ông có một giá trị đích thực.

             Trong tập truyện này, tác giả đã nhìn sự việc rất gần, mô tả những tấn kịch đời của xã hội Việt Nam sau tháng 4 năm 1975. Như một người viết phóng sự xã hội, tác giả cho chúng ta cảm tưởng ông đã lăn lộn, sống thực với những cảnh đời trong một xóm điếm hạ lưu (Ngã Ba Sung Sướng), gần gũi với những băng đảng xã hội đen (Cậu Hai Út) hay những con người đầy mưu mô, lừa lọc trong một xã hội bất nhân (Tình Mua Cuối Chợ). Những bức tranh xã hội nầy rất thật, rất gần gũi với chúng ta, với bút pháp của Đinh Lâm Thanh, câu chuyện trở nên sinh động không phải như trên sân khấu mà ngay giữa và chung quanh  chúng ta.

              Đinh Lâm Thanh không tố khổ chế độ, những bức tranh của ông đã mô tả những cảnh đời khốn cùng, những tâm hồn tha hóa, những hành động bất nhân trong bối cảnh xã hội ấy. Dù đã xa quê hương ngàn dặm, thành công trên đường đời, ông không khỏi trăn trở với nổi đau của quê nhà và tâm hồn ông luôn luôn về nơi chốn ấy, với cảnh đời cùng khổ, những bạn bè đang sống nốt cuộc đời dở dang. Chúng ta tìm thấy trong ‘Tình Mua Cuối Chợ‘ những tấn kịch sa đọa của đô thị đèn màu, và đồng quê thì tối tăm không một nguồn hy vọng.

Tuy vậy, tác giả là một người có tâm hồn đôn hậu đầy tình người. Trong sự tận cùng cái xấu của cuộc sống và con người trong xã hội ấy, ông mô tả được cái tốt, nêu lên phần cao đẹp của con người như vẽ lại hình ảnh của hoa sen trong đống bùn dơ. Xã hội ấy không phải là không cải tạo được vì chúng ta còn hy vọng nơi phần trong sáng nhất của lương tâm con người.

Nhà Xuất Bản Nam Việt, ( California USA)

***

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, Diệt mấy thằng gian bút chẳng tà’. Đó phải chăng là cái nghiệp cầm bút ? Ấy, phải chăng là cái duyên của kẻ nặng nợ thi văn như lời của Nguyễn Đình Chiểu gửi gấm ? Nhưng nếu mỗi lời thơ phải chuyên chở hàng vạn tấn bom, nếu mỗi dòng văn phải bùng nổ ngàn ngàn thuốc súng, thì văn phong của Đinh Lâm Thanh chỉ là những thông điệp của yêu thương, của vị tha và tình người vô tận.

             Đinh Lâm Thanh là một người đa dạng, nhưng, tiềm ẩn trong một nhà giáo, trong người quân nhân, trong nhà kinh doanh… là một Đinh Lâm Thanh với văn chương tải đạo. Đạo ở ông không phải là cao vọng dạy cho bất cứ ai bài học làm người, mà đạo ở đây là cái tâm hướng thiện đang tiềm ẩn trong mỗi con người đã được ông mang ra chùi rửa, đánh bóng và trân trọng gửi đến chúng ta trên từng trang giấy.
Nguyễn Văn Lục ở Canada nhận định về hai tập truyện ‘Bến Nước Đục’ và ‘Tình Mua Cuối Chợ’ là hai cuốn sách tác giả gởi đến Qúy vị ngày hôm nay, Nguyễn Văn Lục nói Đinh Lâm Thanh có tham vọng đặt để lại một số trật tự luân lý, thang bực giá trị của đời sống, bao giờ cũng chủ đích hướng thiện’. Tôi không nghĩ đó là tham vọng của tác giả, bởi, nói đến tham vọng là nói đến một công việc làm có chủ ý. Nhưng, đọc trên 800 trang sách của ông tôi chỉ thấy những tâm tình vị tha, tình yêu thương, sự hy sinh bàng bạc trên từng trang giấy, trong mỗi nhân vật, những tình người đến với nhau tự nhiên như ngày mưa tháng nắng, không đôi co, không xếp đặt, không đòi hỏi.

             Nhưng nói thế, không có nghĩa là Đinh Lâm Thanh đã quên đi thực tế, bên cạnh những nhân vật trùng trùng yêu thương, ông cũng không quên vẽ lại những thực tế của xã hội, những đắng cay, những lọc lừa, bỉ ổi của con người trong một xã hội đã băng hoại lý   tưởng đến nhân cách con người. Bởi vì bên cạnh cái nhân chi sơ, tính bản thiện của Mạnh Tử, vẫn còn lại một nửa kia, một nửa cái ác mà Tuân Tử đã khám phá ra. Cái thiện và cái ác như hai mặt của đồng tiền đã tạo nên đời sống…..

Ca Dao  (Paris – Pháp Quốc). Trích bài giới thiệu ra mắt sách tại Paris ngày 13.01.2006.


Cánh Cửa Đã Khép.

 

       ISBN 978-1-4243-3099-1 .

Tuyển tập gồm 11 truyện trung. Nam Việt, (Cali, USA) xuất bản. Tự Lực (Cali, USA) phát hành 04. 2007. Sách dày 378 trang.

Bằng một trí tưởng tượng phong phú kỳ lạ, đặc sắc, kết hợp với những nghe thấy, tìm hiểu cùng các chiêm nghiệm, trải nghiệm tự thân mà chỉ mới trong vòng 2 năm nay Đinh Lâm Thanh đã sáng tác trên 4 tác phẩm. Anh đã ấn hành 2 tuyển tập truyện ngắn: Bến Nước Đục, Tình Mua Cuối Chợ và tập thơ: Tình Yêu, Quê Hương và Thân Phận. Bây giờ trong bầu không khí rộn ràng, mọi người, mọi nhà đang chuẩn bị đón mừng Xuân Đinh Hợi 2007, anh lại cho xuất bản thêm một tác phẩm đắc ý vừa mới hoàn tất: Cánh Cửa Đã Khép.

Lần trước khi giới thiệu tập truyện Tình Mua Cuối Chợ của anh, tôi đã viết:

“Bằng những dòng văn trong sáng đầy truyền cảm, Đinh Lâm Thanh đã đưa độc giả vào những tình tự dân tộc, những thăng trầm của kiếp người qua những biến đổi tang thương, ngậm ngùi… Tuy chất liệu trong các chủ đề Tình Yêu, Quê Hương và Thân Phận trong văn học hiện đại không phải là những thể tài, luận đề mới mẻ gì, nhưng qua Tình Mua Cuối Chợ người đọc dễ dàng nhận ra rằng những ý niệm đó đã được tác giả dụng tâm gạn lọc ngôn từ, hình ảnh qua một lăng kính tinh vi, sâu lắng, mang tính chất thuyết phục và vì thế truyện, câu chuyện của ĐLT trở nên lối cuốn, truyền cảm hơn.

Nếu nói theo Edward Gibbon thì chính tác giả là người đã biết khéo léo đào sâu, phân tích toàn bộ các dữ kiện trước khi trang trải trên trang giấy. Đinh Lâm Thanh là người tị nạn, đã sống và đã hội nhập lâu năm với xã hội, văn hoá Tây Phương nên chắc hẳn phần nào chịu ảnh hưởng thái độ hồi hướng, hành hương để tìm cảm hứng của các văn sĩ Pháp như Maurice Barrès, Charles Maurras... Cho nên bối cảnh chính của 8 trong 10 truyện ngắn trong TMCC là những việc đã xảy ra trên đất nước VN cũ của anh - sau khi nơi này đã hoàn toàn rơi vào tay của tập đoàn CS. Tác giả đã tìm về cội nguồn để lắng nghe, truy tầm chất liệu sống cho tác phẩm. Anh đã hài hòa hiện thực và hư cấu để sáng tạo nên hình ảnh sống động của một xã hội mới biến thái, đầy bất công, xô bồ, dối trá cùng với sự nặng tình, nặng lòng của những người “ngã ngựa” chấp nhận sống chết với quê hương trong thua thiệt, đắng cay.

Tính chất nhân bản thể hiện qua từng câu truyện theo ý thức “văn dỉ tãi đạo” một thứ tư tưởng cốt lỏi của người Đông Phương ấy đã làm cho TMCC thêm giá trị và dễ được độc giả tiếp nhận, ưu ái.”

Lời ghi nhận này tôi vẫn còn thấy có thể xác thực sau khi đọc qua Cánh Cửa Đã Khép của anh. Nói khác đi, tác giả vẫn hành sử kỷ năng thiên phú, nhận xét tinh tế việc người, việc đời… để xây dựng 11 truyện cho CCĐK. Hay có thể nói qua các truyện được “trình làng” này Đinh Lâm Thanh đã cố ý gởi đến người đọc một thông điệp theo những lời phê bình của nhà văn Nguyễn Văn Lục:

“Đọc truyện của nhà văn Đinh Lâm Thanh thấy rõ nét, một thông điệp gửi đi là mong muốn cuối cùng một điều tốt điều thiện phải được thể hiện nơi con người. Sự xấu chỉ là điều bất đắc dĩ. Ông có tham vọng đặt để lại một số trật tự luân lý, thang bực giá trị của đời sống bao giờ cũng chủ đích hướng thiện. Thế giới trong truyện cho dù có sa đà tụt dốc thì ở cuối đường cũng ló dạng những mẫu người mà ta tạm gọi là * Những mô hình thuyết phục*, xem như điển hình và là tiêu chí cho cuộc sống xã hội. Những mẫu người như thế có thể lôi kéo, hạn chế được những lệch lạc trong các chuẩn mực luân lý cá nhân cũng như gia đình và nhờ đó những người chung quanh hay liên hệ máu mủ có cơ may sống làm người lương thiện”  


Với 380 trang sách, Đinh Lâm Thanh đã dẫn đưa người đọc vào trạng thái tâm lý lúc đau thương, khi phẫn nộ, cùng những đa đoan, nhọc nhằn của kiếp người… mang nặng dấu ấn thời đại. Cánh Cửa Đã Khép được chọn làm tựa đề cuốn sách, nhưng ở đây tác giả trân trọng chào đón độc giả đi vào thế giới văn chương của anh, nơi thể hiện bằng tình người, bằng vị tha, bằng luân lý, đạo đức. Anh cũng cố ý mời bạn đọc cùng chia sẻ nỗi đớn đau của một người mất nước, đầu đã bạc mà lòng vẫn còn khắc khoải trước những bất công, áp bức mà dân tộc Việt Nam đã và đang bị cưỡng bức gánh chịu.

Dưới ngòi bút đa dạng, vững vàng, anh đã lôi cuốn độc giả từ những mối tình tha thiết lứa đôi, hoạt cảnh cuộc đời bội bạc xảo trá, bí ẩn tày trời trong thâm cung quyền lực đến những chuyện ma quái lạ lùng dễ thương… Nhưng đó là những thông điệp anh muốn gởi đến độc giả, đôi lúc bằng những câu văn thật đơn sơ dí dỏm, đôi lúc bằng những giòng chữ ngậm ngùi, chua chát hay những ý nghĩ thầm kín mà tựu trung, là những tâm trạng ấm ức chất chứa, khắc khoai trong lòng của một người lính đã bị tức tưởi buông súng nửa đường, đã bị tước đoạt trách nhiệm, quyền chiến đấu để bảo vệ quê hương trong tự do. Những thông điệp của anh không ngoài mục đích khơi động tình cảm con người theo chiều hướng thiện cũng như nhắc nhở những ai đã bỏ nước ra đi, hãy hướng về đồng bào, quê hương thân yêu, nơi người dân đã mất hẳn quyền làm người, một xã hội thiếu tự do dân chủ.

Cánh Cửa Đã Khép gồm 11 tác phẩm mang những sắc thái hoàn toàn khác biệt, đa dạng, được cấu tạo, hình thành từ những mảnh đời đáng thương của thành phần thấp cổ bé miệng bị hà hiếp dưới một thể chế cai trị bằng kẽm gai, công an và súng đạn, từ những thủ đoạn chính trị của tập đoàn lãnh đạo tham ô, tham quyền đến những mối tình cao thượng, vị tha đầy tình người trong một xã hội xô bồ mà đồng tiền là nhân phẩm con người và chìa khóa của tất cả các hoạt động.

● Bản Độc Tấu Cuối Cùng: những giòng chữ của tình nghĩa, lý trí, của ân hận đau thương, đã nói lên tình gia đình ruột thịt thắm thiết của một người cha, vì một lầm lỡ để phải ân hận đau khổ suốt đời. Tác giả đã khôn khéo giải quyết cho người cha một cách tốt đẹp qua hai giải pháp vừa lý vừa tình… Theo tôi đây là truyện hay và cảm động nhất của ĐLT cũng giống như Ngã Ba Sung Sướng của anh trong tuyển tập TMCC. Nhiều người đọc qua CCĐK cũng đã nhận xét như vậy, chẳng hạn nhà văn Vũ Uyên Giang và ký giả Hải Bằng trong buổi hội ngộ mới đây tại quán Paloma.

● Cũng nên đề cập đến lối viết hài hước của Đinh Lâm Thanh khi viết về thời gian lao lung, tù đày trong trại tập trung. Dụng ý của ĐLT là muốn dùng ngòi bút để gởi đến độc giả những hình ảnh mới lạ và độc đáo trong các trại cãi tạo. Lời văn tuy châm biếm nhẹ nhàng, nhưng anh đã cống hiến cho những người chưa biết thế nào là tù tội, thế nào là giá trị của “Miếng Thịt” đối với những người bị chế độ Cộng sản trả thù qua bản án khổ sai không văn tự.

● Với trí tưởng tượng phong phú như đã nói ở trên, Đinh Lâm Thanh còn đưa độc giả đi vào thế giới của tình yêu ma quái qua truyện ‘Của Lạ’. Tuy ý tưởng, nội dung cốt truyện hơi bạo nhưng qua những ngôn từ văn hoa bóng bảy, kết hợp những tình tiết sôi động, người viết đã làm độc giả say mê từng chi tiết qua câu chuyện tình một đêm thật đẹp và lãng mạn giữa những người từ hai thế giới cách biệt âm dương.

● Dùng một đề tài thật mới, DLT dựng câu chuyện “Tính Từng Ngày” để diễn tả, vẽ ra trước mắt người đọc tâm trạng linh hoạt, ý nhị của một người biết mình sắp chết, nên đã tính toán hơn thiệt, ân đền oán trả, đồng thời gấp rút hành động để hưởng thụ những ngày cuối cùng của cuộc đời. 

● Bước vào truyện “Hai Bố Con”, độc giả có thể nhận ra đây là một tâm sự của Đinh Lâm Thanh khi anh mượn câu chuyện nầy để bày tỏ những nhận xét, quan điểm của anhvề cộng cuộc tranh đấu dành tự do dân chủ trong cũng như ngoài nước. Qua hai nhân vật Thịnh và Phan, anh đã trình bày với độc giả một sự chống đối tư tưởng mãnh liệt giữa hai giữa hai thế hệ cha con của một cán bộ lãnh đạo đảng Cộng sản và ông đặt kỳ vọng vào khối óc, lương tâm của tuổi trẻ trước vận mệnh của đất nước.

● Qua đến “Ngã Tư Trí Tuệ”, người ta tìm thấy những lời nhắn gởi đến những người muốn cộng tác với nhà cầm quyền quốc nội qua một thông điệp ngắn : đừng bao giờ tin tưởng những gì ở người Cộng sản, họ chỉ biết quyền lợi của riêng mình, của đảng và sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để gài bẫy tiêu diệt bất cứ ai, thù hay bạn, để bảo toàn bí mật của cá nhân, phe nhóm cũng như chế độ.

● Và cuối cùng, các nhân vật Vân, Thủy, Tâm trong Cánh Cửa Đã Khép, Long, Liễu, Nga trong Tấm Danh Thiếp, Phương, Xuân, Hải trong Message của Người Tình Cuối là những mẫu người tiêu biểu cho “thiện” và “ác” mà mỗi lời nói, mỗi động tác của từng nhân vật được tác giả đạo diễn một cách trung thực qua các vai trò của họ. 

Nếu nhiệm vụ cao cả của người viết văn là phản ảnh trung thực tình trạng xã hội, đời sống của con người thể hiện, biểu hiện trong môi trường ấy, thì tôi nghĩ Đinh Lâm Thanh đã làm tròn nhiệm vụ đó một cách toàn hảo, biểu thị qua những chủ đề phản ảnh những dấu ấn thời sự, thời đại trong tuyển tập Cánh Cửa Đã Khép này.

Có thể kết luận, mỗi khi đọc truyện nào của anh, người ta thường cảm thấy say mê ngay từ lúc vào đầu và xem liên tục cho đến chữ cuối để tìm phần kết lý thú, hấp dẫn của câu chuyện. Đó là một ưu điểm đáng khen mà độc giả chắc hẳn dễ tìm thấy trong bất cứ tác phẩm, nội dung, chủ đề nào của Đinh Lâm Thanh.

Phan Bá Thụy Dương (San José-California, USA). Đọc Tình Mua Cuối Chợ